Một số các dấu hiệu sẽ cho thấy đã đến lúc cần thay thế phụ tùng xe !

Auto Trung Hải - 365 Quận 7
Một số các dấu hiệu sẽ cho thấy đã đến lúc cần thay thế phụ tùng xe !

Âm thanh lạ
 

hệ-thống-phanh.png



Ở má phanh, các nhà sản xuất đã thiết kế chúng với một độ dày có thể sử dụng nhất định. Sau khi dùng hết phần này, má phanh sẽ đi vào phần kim loại khác tạo ra âm thanh khác thường mỗi khi phanh. Đây được các hãng gọi là âm thanh cảnh báo hết má phanh để giúp người lái biết và thay thế chúng.

Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến những âm thanh “nghiến” khác thường. Đó có thể là do khi má phanh đã hết, phần cùm phanh kim loại sẽ bị tiếp xúc trực tiếp lên trên đĩa phanh, tạo nên thứ âm thanh này.

Xỉa lái
 

bình-dầu-phanh.jpg



Hiện tượng này thường là do hệ thống lái không cân bằng gây nên nhưng ở một số trường hợp, hệ thống phanh cũng góp phần không nhỏ tạo nên hiện tượng này. Đó có thể là do má phanh bị kẹt, má phanh không đều hoặc lực phanh được phân bổ không đều đến các bánh xe. Khi đó, vô-lăng sẽ bị kéo về phía bên bị kẹt khi bạn đạp phanh, gây nên hiện tượng xỉa lái.

Má phanh mòn
 

má-phanh-mòn.jpg

Rãnh đánh dấu độ mòn của má phanh, nếu không còn rãnh cần phải thay ngay


Sau một thời gian sử dụng, má phanh và đĩa phanh hiển nhiên sẽ bị mòn và sẽ khiến việc dừng chiếc xe diễn ra lâu và khó khăn hơn trước. Đĩa phanh là một trong những bộ phận bền nhất trên xe trong khi má phanh lại mòn nhanh hơn rất nhiều. Việc kiểm tra bộ phận này cũng khá dễ dàng khi chỉ cần đánh lái và nhìn vào phía trong, giữa cùm phanh và đĩa phanh, nơi má phanh được đặt. Thông thường, má phanh đạt chuẩn sẽ dày khoảng một phần tư inch và nếu mỏng hơn, chúng nên được thay thế. Nếu bánh xe của bạn không cho phép nhìn thấy hệ thống phanh, tốt hơn nên tháo chúng ra để kiểm tra.

Chân phanh hoạt động bất thường
 

chân-phanh.jpg


Bên cạnh những rung động, chân phanh còn có thể cho bạn biết được một số các vấn đề khác của hệ thống phanh. Đầu tiên là chân phanh quá nhẹ, chỉ cần đạp nhẹ là nó đã đi hết hành trình nhưng lực phanh lại không đạt được tối ưu. Điều này có thể được gây ra do đĩa phanh mòn hoặc một số các vấn đề ở hệ thống thủy lực. Để kiểm tra, bạn chỉ cần một chiếc khăn trắng và đặt chúng dưới gầm xe qua đêm và kiểm tra vào sáng hôm sau.

Trái ngược, đôi lúc hệ thống phanh sẽ cực kì nhạy, chỉ cần chạm nhẹ là xe dừng hoặc giảm tốc độ đột ngột. Điều này có thể được lý giải được nhờ vào các vấn đề như đĩa phanh mòn, dầu phanh đóng cặn, dầu phanh bẩn… Cuối cùng, nếu chân phanh quá cứng và cực kỳ khó để vận hành, điều này xảy ra có lẽ đường ống dầu đã bị nghẽn hoặc do buồng chân không của trợ lực bị hư.

Rung

Thông thường, điều này xảy ra do đĩa phanh cong, vênh. Bề mặt không bằng phẳng của đĩa phanh tạo ra sự va đạp với má phanh và từ đó bạn có thể cảm nhận chúng qua chân phanh. Vấn đề này được sinh ra do phanh phải hoạt động ở môi trường khắc nghiệt, liên tục, gây biến dạng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng phanh quá nhiều nhưng vẫn gặp hiện tượng này, có thể lí do sẽ đến từ bánh xe và hệ thống treo.

Hệ thống lái là cụm chi tiết có nhiệm vụ chuyển hướng di chuyển hướng di chuyển của xe. Cụm chi tiết này sử dụng chuyển động quay của vô-lăng và truyền nó đến thước lái bên dưới để định hướng bánh xe dẫn hướng theo mong muốn của người lái. Bên cạnh đó, các cơ cấu bên trong giúp giảm lực hoặc được trang bị trợ lực để khiến việc đánh lái trở nên dễ dàng hơn.
 

hệ-thống-lái.jpg



Hãy tưởng tượng, một vô-lăng có đường kính khoảng gần 400 mm sẽ phải đánh vòng hết gần 5 mét, tương đương khoảng 4 vòng quanh trục để khóa bánh xe từ trái sang phải, cùng trường hợp đó, bánh xe chỉ di chuyển từ trái sang phải 300 mm. Nếu không có các khớp nối đa chiều, người lái sẽ phải dùng lực gấp 16 lần để đánh hết vô-lăng khi xe đứng yên.
 

hệ-thống-lái (1).png



Trước khi đến với bánh xe, thước lái sẽ được nối với một khớp trục để ngăn cản hiện tượng lệch lái khi hệ thống treo hoạt động. Khớp này còn có công dụng khác là điều chỉnh góc độ quay. Khi đánh lái, bánh xe phía trong sẽ có góc nhọn hơn so với bánh xe bên ngoài. Các khớp này phải được điều chỉnh và tra mỡ thường xuyên để tránh bị lỏng và có thể dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

Thước lái có thể được phân thành hai loại cấu tạo gồm trục vít - thanh răng (rack & pinion) và trục vít - con lăn (worm & roller / steering box).
 

hệ-thống-lái (4).png


Thước lái theo kiểu trục vít - thanh răng sẽ có một bánh răng chéo đặt trên một thanh răng và chuyển động xoay của vô-lăng sẽ làm xoay bánh răng, di chuyển thước lái qua lại. Bên trong, khớp đa chiều được trang bị để trục lái không bị dịch chuyển theo thước lái bên dưới. Cấu tạo của loại thước lái này vô cùng đơn giản, từ đó hạn chế chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cũng như bền hơn.
 

hệ-thống-lái (2).png


Loại thứ hai là loại trục vít - con lăn, loại này có một bánh răng xoắn ốc đặt tại cuối trục lái. Khi xoay vô-lăng, răng xoắn ốc này sẽ quay con lăn được nối với thước lái bên dưới, từ đó di chuyển bánh xe qua lại. Kiểu thiết kế thước lái này được tạo thành từ nhiều chi tiết riêng lẻ hơn so với kiểu đầu tiên nên vì thế, nó ít chính xác hơn. Cũng vì lý do này, hệ thống thước lái kiểu trục vít - con lăn sẽ có giá thành đắt đỏ hơn và khó bảo dưỡng, dễ hư hỏng hơn.
 

hệ-thống-lái (3).png


Trên xe hơi hiện đại, để giảm tối đa lực mà người lái cần phải sử dụng để điều khiển xe, các nhà sản xuất cũng trang bị kèm cho xe các hệ thống trợ lực lái. Về các kiểu phân loại hệ thống lái, mình sẽ liệt kê ở reply tiếp theo.

Zalo
Hotline
Hotline